HOTLINE: 024.6297.7923 (miền Bắc) - 028.6683.1025 (miền Nam)
Nhà thuốc nam An Dược
Gửi trọn niềm tin Y đức
Lần đầu tiên xuất hiện 1 bài thuốc nam chữa khỏi bệnh tiểu đường
Chữa bệnh trĩ ngoại, trĩ nội KHỎI HOÀN TOÀN chỉ sau 1 tuần nhờ thảo dược
Đau lưng nên ăn gì, không nên ăn gì để giảm đau và nhanh khỏi?
Chữa khỏi bệnh gai cột sống dai dẳng chỉ sau 9 ngày dùng thuốc nam
Trang chủ / Bệnh Trĩ Nội Trĩ Ngoại / Phân loại bệnh trĩ
Trong xã hội hiện nay, bệnh trĩ là một bệnh cực kỳ phổ biến, thường gặp ở những người làm những công việc phải ngồi nhiều hoặc những người sinh hoạt, ăn uống không điều độ. Để phát hiện bệnh trĩ, chúng ta cần phải biết các triệu chứng thường gặp của nó. Bệnh trĩ thường được phân ra làm 3 loại là : Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
1. Chảy máu
Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi đại tiện, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì lại bị chảy máu. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó, bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.
2. Sa trĩ
Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
3. Triệu chứng khác
Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hoặc chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:
Khi thăm khám, thầy thuốc có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. Cũng có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau.
Ngoài ra, để phát hiện bệnh trĩ, các thầy thuốc còn áp dụng phương pháp thăm khám và soi hậu môn, trực tràng.
Bệnh trĩ tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Trĩ được chia làm hai nhóm chính: nội và ngoại, ngoài ra còn một nhóm phụ nữa là Trĩ hỗn hợp. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có thần kinh cảm nhận, còn vùng niêm mạc nằm dưới lại có cảm giác đau.
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Ngược lại, nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Đặc điểm của trĩ nội:
Tuỳ theo diễn tiến, trĩ được phân thành bốn độ:
Đặc điểm của trĩ ngoại:
Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Comment
Name *
Email *
Website
Câu hỏi thường gặp
Có thể bạn quan tâm
Tin đọc nhiều
Tin mới
Bài thuốc hay
Chữa trị bệnh mất ngủ, khó ngủ kéo dài an toàn nhờ 4 loại thảo dược
Bài thuốc nam gia truyền chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ trong 10 ngày
Tel:0462.9779.23 Mobile: 083.34.0246(Lương y Bình)
138 Khương Đình, P.Hạ Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 08.6683.1025 Mobile:098.1986.223(Lương y Nga)
325/19 Bạch Đằng, P.15, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
PGS.BS. Nguyễn Trọng Nghĩa
BSCKI. Nguyễn Thu Hương
LƯƠNG Y. Lê Thành Tân